Ổ Cứng SSD M2 Là Gì? Cách Phân Biệt Ổ Cứng SSD M2 Sata Và M2 NVME. Hãy cùng Vinetteam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Chúng ta đều đã biết về những chiếc ổ cứng để lưu trữ dữ liệu. Chúng là những bộ phận không thể thiếu trên các dàn máy PC, laptop. Trước đây, phổ biến nhất là những chiếc ổ cứng HDD chạy cơ cho tốc độ khá chậm với tốc độ 60MB/s -120MB/s và ổ SSD cho tốc độ cũng khá nhanh tối đa là 550MB/s.
Tuy nhiên, tốc độ đó vẫn còn chưa đủ yêu cầu người dùng ngày càng cao trong thời hiện đại. Và để đáp ứng nhu cầu đó, ổ cứng SSD M2 đã ra đời. SSD M2 hiện cho tốc độ đọc ghi nhanh một cách khó tin từ 2Gbps – 32Gbps tuỳ vào từng loại ổ và kiểu kết nối. Đây đúng là một sự đột phá mạnh mẽ của các dòng ổ cứng.
Ổ SSD M2 cũng có rất nhiều loại đa dạng. Để các bạn nhận biết rõ hơn, bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu ổ cứng SSD M2 là gì? Cách phân biệt ổ cứng SSD M2 sata và M2 NVMe nhé.
>>>Xem chi tiết sản phẩm: Ổ cứng SSD M.2 NVMe
Ổ Cứng SSD M2 Là Gì ?
Ổ cứng SSD M2 là một bản nâng cấp đáng nể của ổ cứng SSD. SSD M2 là mẫu chuẩn kết nối dành cho các ổ SSD di động cho thế hệ mới, thay thế cho những cổng SSD thông thường. Với những dòng SSD thông thường thì bị giới hạn ở tốc độ truyền tải ở mức tối đa là 550MB/s thì ổ SSD chuẩn M2 cho tốc độ nhanh hơn gấp nhiều lần tối đa lên đến 32Gbps.
Ổ cứng SSD M2 còn hay được gọi là NGFF và được xem là một sự lựa chọn tối ưu nhất cho các bo mạch chủ hiện tại. Chúng có thiết kế nhỏ gọn, tiện dụng, chuẩn thiết kế với xu hướng hiện nay, đó là mỏng nhẹ nhưng hiệu quả cao. Tuy nhiên, “tiền nào của ấy” nên giá thành của các ổ cứng ssd M2 cũng không hề rẻ và không phải những dòng bo mạch chủ nào cũng hỗ trợ cổng cắm ổ cứng SSD M2.
Vậy ổ cứng SSd M2 là gì ? Bạn chỉ cần hiểu đơn giản là thiết bị lưu trữ dữ liệu có tốc độ đọc ghi rất nhanh và phù hợp hầu hết với các bo mạch chủ hiện nay. SSD M2 có 2 dạng kết nối cơ bản là kiểu chân cắm M2 Santa và M2 NVMe. Còn 1 dạng khác là M2 PCIe AHCI (dạng này hiện nay ít được sử dụng).
Cách phân Biệt Ổ Cứng SSD M2 Sata và M2 NVMe
Ổ cứng SSD M2 Santa là gì?
Để nhận biết một cách dễ dàng, bạn chỉ cần quan sát 2 loại ổ cứng này. Ở chân cắm M2 sata có 2 rãnh ở hai cạnh bên một bên là 6 pin và một bên 5 pin. Kích thước thông dụng là 22 x 42mm, 22 x 40mm và 22 x 80mm. Ngoài ra, thị trường còn có các kích thước khác nhưng khá là hiếm gặp.
Một cách khác để phân biệt ổ cứng SSD M2 Sata, đó là bạn chú ý lên tem dán thường có logo serial Sata (hoặc viết tắt là Sata) hay còn có ký hiệu 6Gbps. Đây là tốc độ tối đa chuẩn Sata. Tốc độ truyền tải của ổ cứng SSD M2 sata cũng bị hạn chế tối đa là 600Mb/s.
Ổ Cứng SSD M2 NVMe là gì?
Với phiên bản ssd M2 PCI NVMe này các bạn cũng chú ý đến chân cắm bên phải có một rãnh. Trên tem M2 NVMe thường được in logo PCI express hay NVM Express. Thiết bị có chuẩn chân cắm M Key. Kích thước phổ biến của thiết bị này là 22x80mm. Còn có một số dòng M2 NVMe intel dài 22x110mm (rất ít).
Phân biệt về tốc độ: SSD M2 NVMe cho tốc độ nhanh hơn rất nhiều với SSD M2 Sata. Vì ổ cúng M2 NVMe được kết nối qua chân PCIe, dữ liệu được truyền trực tiếp đến CPU không phải qua Controller SATA. Tốc độ đọc ghi một số dòng M2 NVME lên đến 2.5Gbps – 3.5Gbps
Tuy vậy ổ cứng SSD M2 NVMe cũng có nhiều loại không phải loại nào cũng cho tốc độ như nhau. Nhiều hãng M2 NVMe giá rẻ(dưới 1 triệu) tốc độ cũng chỉ 700Mb/s – 1000Mb/s, chỉ ngang với SSD M2 Sata đầu bảng.
Bài viết này giúp các bạn hiểu rõ hơn về ổ cứng ssd m2 là gì và cách phân biệt ổ cứng M2 Sata và M2 NVME. Hi vọng thông tin trong bài sẽ giúp các bạn dễ dàng lựa chọn ổ cứng M2 phù hợp với nhu cầu và túi tiền của mình. Chúc các bạn lựa chọn được một chiếc ổ cứng SSD M2 vừa ý trên vinet.com.vn